Tên gọi khác: Tiên mao, thuộc họ sâm cau, tên khác là tiên mao sâm, sâm cau, ngải cau, cồ lốc lan.
Tên khoa học: Curculigo orchioides, Gaertn. họ sâm cau (Hypoxidaceae)
Mô tả:
- Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn.
- Thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
- Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20 – 30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng; lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm; hạt 1 – 4, phình ở đầu.
- Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7
Mô tả dược liệu:
Thân rễ mập, hình trụ dài, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.
Bộ phận dùng:
- Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc, rồi phơi khô.
Phân bố, sinh thái:
- Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng. Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần. Trước thực trạng này, công ty TNHH Tuệ Linh đã tiên phong phát triển một vùng trồng Sâm cau rộng 3 ha ở vùng núi Tây Bắc nhằm bảo vệ loại thảo dược quý này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng đang cận kề áp sát.
- Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưu sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
Công dụng:
- Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.
- Ở Ấn Độ, Nepal và Philipin, thân rễ sâm cau được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa. Rễ sâm cau là một thành phần trong bài thuốc cổ truyền Ấn Độ gồm 10 dược liệu trị sỏi niệu. Dùng ngoài, rễ sâm cau giã nát, đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
- Ở Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy.
- Ở Papua Niu Guiê, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.
- Ghi chú: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không dùng.
Đóng gói:
- Khối lượng tịnh: 500g
- Sản phẩm Sấy Khô được chọn lựa từ 100% nguyên liệu tuyển chọn. Đảm bảo đủ dưỡng chất, an toàn vệ sinh thực phẩm, không hóa chất độc hại. Và đặc biệt sản phẩm không chứa phẩm màu hoàn toàn tự nhiên.
Bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
- Buộc chặt miệng túi kín sau khi dùng
- Sử dụng trong 06 tháng sau khi mở túi, ngưng sử dụng sản phẩm khi có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu.
Xuất xứ
Tại Việt Nam
Phân phối bởi
Công ty OTV Hitech
Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt hàng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.