Tên tiếng Việt: Chè dây, Chè hoàng giang
Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
Tên đồng nghĩa: Cissus cantoniensis Hook. et Arn.
Họ: Vitaceae (Nho)
Mô tả:
- Cây leo, thân và cành cứng hình trụ, có lông nhỏ.
- Tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá. Lá kép lông chim mọc so le, có 7-13 lá chét có cuống, hình trái xoan, dài 2,5-7,5 cm, rộng 1,5-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên lá khi khô có những vết loang lổ như nấm mốc, mặt dưới rất nhạt; lá kèm khô xác.
- Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù phân nhiều nhánh, rộng 3-6 cm; hoa nhiều màu trắng; dài hình chén có lông mịn, 5 răng ngắn, tràng có 5 cánh; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hình nón có 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
- Quả mọng khi chín màu đen, hạt 3-4 thót lại ở gốc.
Bộ phận dùng:
- Phần trên mặt đất của chè dây thu hái vào lúc cây chưa ra hoa, cắt nhỏ, phơi khô.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhi u tỉnh như Nam Hà, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình…Hái lấy củ rễ, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hay sấy khô.
Dược liệu được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và các nước Đông Dương. Ở nước ta cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi, nhất là ở vùng đồi núi, rừng. Điển hình nhất là ở các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh… cho tới tận Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thu hái và sơ chế
Khoảng thời gian thích hợp nhất để thu hái dược liệu là từ tháng 4 tới tháng 10 hằng năm khi cây chưa ra hoa. Đem cắt cả phần thân cây và lá mang về rồi tiến hành rửa sạch bụi bẩn. Tiếp đến đem thái nhỏ rồi phơi hay sấy cho khô để bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học
Sau đây là một số thành phần chính có trong dược liệu chè dây:
- Flavonoid
- Tamin
- Glucose
- Rhamnese
Tác dụng dược lý của chè dây
Theo y học cổ truyền:
- Công dụng: Tiêu viêm, giải độc, thanh thử nhiệt.
- Chủ trị: Mụn nhọt, tê thấp, nhũ ung, vị thống, giúp chữa viêm loét dạ dày tá tràng, cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc, viêm họng.
Theo y học hiện đại:
- Hàm lượng Flavanoid dồi dào trong dược liệu giúp chống lại sự oxy hóa. Đồng thời ức chế sự phát triển của các tế bào xấu và giúp kháng viêm cũng như dập tắt sự phát triển của các gốc tự do.
- Đẩy lùi các triệu chứng ợ hơi, đau rát thượng vị, ợ chua… liên quan đến bệnh đau dạ dày.
- Cành lá dược liệu còn giúp làm liền sẹo, an thần, đồng thời ức chế xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
- Dùng nước sắc dược liệu để súc miệng hằng ngày có thể giúp chống viêm rất tốt, từ đó đẩy lùi tình trạng viêm răng lợi.
- Dược liệu còn giúp giải độc gan, trị mẩn ngứa, mụn nhọt hay nổi rôm nóng ở trong người.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá cũng dùng nấu nước uống thay chè. Gần đây, Viện Y học Cổ truyền Dân tộc đã sử dụng Chè dây dạng cao khô để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng.
Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng dược liệu cả ở dạng tươi hay sấy khô với cách phổ biến nhất là hãm trà hay sắc lấy nước uống. Liều lượng hiện vẫn chưa có khuyến cáo cụ thể. Tuy nhiên, giới hạn dùng cần ước lượng ở phạm vi dưới 70g/ngày.
Bài thuốc có chè dây
- Chữa đau dạ dày
Theo kinh nghiệm của đồng bào Tày, hằng ngày, lấy 30-50g dược liệu, hãm hoặc sắc uống trong nhiều lần. Một đợt điều trị dùng liên tục từ 15-30 ngày.
- Phòng bệnh sốt rét
Chè dây 60g, lá hồng bì 60g, rễ cỏ xước, lá đại bi, lá tía tô, lá hoặc vỏ cây vối, rễ xoan rừng mỗi thứ 12g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml uốn trong ngày. Cứ 3 ngày dùng 1 thang.
- Chữa tê thấp đau nhức
Lá chè dây tươi giã nát, hơ nóng, gói vào vải sạch, đắp vào chỗ đau nhức.
Đóng gói:
- Khối lượng tịnh: 500g
- Sản phẩm Sấy Khô được chọn lựa từ 100% nguyên liệu tuyển chọn. Đảm bảo đủ dưỡng chất, an toàn vệ sinh thực phẩm, không hóa chất độc hại. Và đặc biệt sản phẩm không chứa phẩm màu hoàn toàn tự nhiên.
Bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
- Buộc chặt miệng túi kín sau khi dùng
- Sử dụng trong 06 tháng sau khi mở túi, ngưng sử dụng sản phẩm khi có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu.
Xuất xứ:
- Tại Việt Nam
Phân phối bởi:
Công ty OTV Hitech Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt hàng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.