Tên gọi khác: Tể ni, Bạch dược, Cánh thảo, Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ, Khổ ngạch, Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất.
Tên khoa học: Platycodon Grandiflorum (Jacq.) A. DC
Họ: Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)
Bộ phận dùng:
Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platycodi).
Mô tả cây
Cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60 – 0,90 m. Rễ củ nạc, màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3 – 4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách. Hoa mọc đơn độc hay mọc thành bông thưa. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. Có hoa từ tháng 5 – 8. Quả tháng 7 – 9.
Rễ Cát cánh khô hình gần như hình thoi, hơi cong, dài khoảng 6 – 19 cm, đầu trên thô khoảng 12 – 22 mm, bên ngoài gần như màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, có vết nhăn dọc sâu cong thắt, phần lồi ra hơi bóng mượt, phần trên hơi phình to, đầu trước cuống nhỏ dài, dài hơn 32 mm, có đốt và vết mầm không hoàn chỉnh, thùy phân nhánh ở định, có vết thân, dễ bẻ gãy, mặt cắt gần màu trắng hoặc màu vàng trắng. Từ giữa tâm có vân phóng xạ tỏa ra (Dược Tài Học)
Phân bổ thu hái và chế biến
Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An Huy, Giang Tô và Sơn Đông của Trung Quốc. Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng. Chích Cát cánh là Cát cánh chế mật sao vàng.
Cây được di thực vào nước ta. Trồng bằng hạt. Mọc khoẻ. Rễ to. Mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc, Liên Xô cũ. Thường hái rể ở những cây đã sống 4-5 năm.
Hái vào mùa thu, đông hoăc mùa xuân. Mùa thu- đông tốt hơn. Sau khi hái về rửa sạch, cạo sạch vỏ ngoài phơi nắng cho khô.
Thành phần hóa học
- Trong rễ cát cánh có chừng 2% kikyosaponin C29H48O11 là một chất saponin vô định hình. Kikyosaponin thêm axit và đun sôi sẽ cho kikyosapogenIn C23H38O5 và một phân tử galactoza. Ngoài ra còn có phytosterola C27H46O và inulin.
- Sự nghiên cứu mới đây chứng minh trong lá, hoa, và thân, cành cát cánh đều có chứa saponin. Saponin này có tác dụng phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ, kikyosapogenin có tác dụng phá huyết mạnh gấp 2 lần sapogenin của viễn chí (Polygala senega).
Công dụng, liều dùng
- Chữa ho, ho có đờm hôi tanh. Ngày uống 3- 9g, dưới dạng thuốc sắc, Cấm dùng dưới dạng thuốc tiêm.
- Theo tài liệu cổ, cát cánh có vị đắng, cay, tính hơi ôn„ vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế khí, tán phong hàn, tán ho, trừ đờm. Dùng chữa ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu, mủ.
- Những người âm hư mà ho thì không dùng được.
Đơn thuốc có cát cánh
- Cát cánh cam thảo thang chữa ho tiêu đờm: Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày: Chữa ho, tiêu đờm (đơn thuốc của Trường Trọng Cảnh).
- Đơn khác có cát cánh: Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g. Các vị tán nhỏ trộn đều, ngày uống 3-9g bột này, chia làm 3 lần uống vào sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1-3g. Có thể chế thành cao lỏng.
- Chữa cam răng, miệng hôi: Cát cánh, hồi hương tán nhỏ trộn đều bôi vào nơi cam răng đã rửa sạch.
Đóng gói:
- Khối lượng tịnh: 500g
- Sản phẩm Sấy Khô được chọn lựa từ 100% nguyên liệu tuyển chọn. Đảm bảo đủ dưỡng chất, an toàn vệ sinh thực phẩm, không hóa chất độc hại. Và đặc biệt sản phẩm không chứa phẩm màu hoàn toàn tự nhiên.
Bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
- Buộc chặt miệng túi kín sau khi dùng
- Sử dụng trong 06 tháng sau khi mở túi, ngưng sử dụng sản phẩm khi có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu.
Xuất xứ:
- Tại Việt Nam
Phân phối bởi:
Công ty OTV Hitech Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt hàng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.