Tên tiếng Việt: Hắc sửu, Bìm bìm lam, Bìm bìm biếc
Tên khoa học: Pharbitis nil (L.) Choisy
Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm)
Mô tả
Cây bìm bìm biếc là một loại thực vật dây leo. Thân cây dài và mảnh, xung quanh mọc lông rải rác. Lá mọc theo kiểu so le với phần cuốn dài 5 – 9 cm và phiến lá chia ra làm 3 thùy, đầu nhọn, gốc hình trái tim. Chiều rộng của lá khoảng 12 cm, chiều dài khoảng 14 cm. Mặt trên của lá nhẵn và có màu xanh lục, còn mặt dưới nhạt và có lông ở các gân.
Hoa bìm bìm biếc mọc thành từng cụm ở vị trí ngay kẻ lá. Mỗi cụm từ 1 – 3 hoa có màu lam nhạt hoặc tím. Cuốn hoa khá ngắn và có lông. Đài hoa mang hình chuông với 5 răng đều và mặt bên ngoài có những sợi lông mềm. Tràng hoa có hình phễu với ống dài 3 – 5cm được tạo thành bởi 5 cánh hoa. Bên trong có nhụy không đều, bao phấn hình mũi tên,…
Quả bìm bìm biếc là dạng quả nang, có hình cầu nhẵn với đường kính khoảng 8mm và được bao bọc bên trong đài đồng trưởng. Bên trong quả sẽ có khoảng 2 đến 4 hạt, mỗi hạt có 3 cạnh, có màu đen và bề mặt ngoài có lông mềm với chiều rộng khoảng 3 – 4,5mm và chiều dài 4 – 7mm. Khi ngâm hạt vào nước sẽ thấy hiện tượng vỏ hạt nứt dần và bắt đầu tách ra từ từ.
Phân bố
Trên thế giới, cây bìm bìm biếc phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Philippine và Thái Lan. Còn tại Việt Nam, cây mọc hoang ở ven đường, bờ rào vườn,… của nhiều tỉnh thành, trong đó tiêu biểu là Thái Nguyên, Yên Bái và Lào Cai.
Bộ phận sử dụng
Hạt của cây bìm bìm biếc được sử dụng là nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhi u tỉnh như Nam Hà, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình…Hái lấy củ rễ, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hay sấy khô.
Dược liệu được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và các nước Đông Dương. Ở nước ta cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi, nhất là ở vùng đồi núi, rừng. Điển hình nhất là ở các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh… cho tới tận Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thu hái
Hằng năm, vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10, người dân sẽ tiến hành thu hái quả bìm bìm biếc đã chín nhưng chưa nứt để về sơ chế làm dược liệu.
Sơ chế
Khi thu hái về, quả bìm bìm biếc sẽ được rửa sạch và phơi khô. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng đập tách vỏ để sàng lấy hạt bên trong và làm sạch tạp chất.
Thành phần hóa học
- Hạt bìm bìm biếc chứa 2% pharbitin, 11% chất béo, acid nilic, tysergol, chanoclavin, isopeniciavin, elymoclavin.
- Flavonoid
- Tamin
- Glucose
- Rhamnese
Tác dụng, công năng
- Hạt bìm bìm biếc có vị đắng, tính hàn, hơi có độc vào các kinh phế, thân, đài tràng có tác dụng tả thủy (tiêu thoát nước) tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, công tích trê, trục đờm.
Công dụng
- Hạt bìm bìm biếc chữa phù thũng cổ trướng, đau bụng bụng giun, hen suyễn có đờm, táo bón.
- Liều dùng: hàng ngày 3 -4 g, sắc nước uống. Nếu dùng nhựa khiên ngưu, mỗi ngày 0.2 – 0.4g
Chú ý: phụ nữ có mang không được dùng, người ốm yếu khi dùng phải thận trọng. Không dùng chung với ba đậu.
Bài thuốc
Chữa phù thũng, đại tiểu tiện không thông
- Hạt bìm bìm biếc nghiền nhỏ thành bột. mỗi lần uống 3.5g với nước đun sôi để nguội.
Chữa đau bụng giun
- Hạt bìm bìm biếc phối hợp với hạt cau, đại hoàng. Mỗi thứ lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 2.5g – 3.5 g với nước đun sôi để nguội
Đóng gói:
- Khối lượng tịnh: 500g
- Sản phẩm Sấy Khô được chọn lựa từ 100% nguyên liệu tuyển chọn. Đảm bảo đủ dưỡng chất, an toàn vệ sinh thực phẩm, không hóa chất độc hại. Và đặc biệt sản phẩm không chứa phẩm màu hoàn toàn tự nhiên.
Bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
- Buộc chặt miệng túi kín sau khi dùng
- Sử dụng trong 06 tháng sau khi mở túi, ngưng sử dụng sản phẩm khi có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu.
Xuất xứ:
- Tại Việt Nam
Phân phối bởi:
Công ty OTV Hitech Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt hàng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.