Bún, miến, mì tôm được biết đến là những thực phẩm rất quen thuộc đối với đời sống hàng ngày. Vậy những người bị bệnh tiểu đường có được ăn bún, miến, mì tôm không?

Hiện nay, những người bị bệnh tiểu đường thường áp dụng những chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với sức khỏe của bản thân để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được một chế độ ăn phù hợp là như thế nào? Để có thể giải đáp thắc mắc này thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Bệnh tiểu đường có được ăn bún, miến, mì tôm hay không?

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay thì những món ăn hằng ngày đơn giản như là bún, miến, mì tôm đang rất phổ biến và được ưa chuộng. Những loại thực phẩm như bún, miến, mì tôm có thể thay thế cho bữa chính. Vậy đối với những người bị bệnh tiểu đường hạn chế sử dụng cơm thì có được sử dụng các loại thực phẩm này không? Có thể nói nhưng thực phẩm như bún, miến, mì tôm là những loại thực phẩm được chế biến từ tinh bột tuy nhiên chúng lại có chỉ số đường huyết thấp. Những người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng bún,  miến, mì tôm để giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn miến không
Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn miến không

Tuy có thể sử dụng bún, miến, mì tôm thay thế cho cơm được nhưng phải sử dụng những loại thực phẩm này như thế nào để tốt cho người bị tiểu đường thì vẫn là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đến. Được biết trong quá trình sản xuất bún, miến, mì tôm có thể đã sử dụng thêm nhiều những chất phụ gia mà nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Như vậy có thể nói những người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng bún, miến, mì tôm được tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều và cần phải lưu ý một số điều cần thiết khi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng bún, miến, mì tôm

Bún, miến, mì tôm có thể nói là một loại thực phẩm phổ biến và được rất nhiều người sử dụng. Đối với các bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng đúng cách có thể giúp kiểm soát được lượng đường huyết. Chính vì điều đó mà để có thể sử dụng một cách hiệu quả thì người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau:

Không sử dụng quá nhiều.

Trong bún, miến chứa rất nhiều carbohydrate tinh chế, điều này khiến cho lượng đường huyết dễ tăng lên sau khi ăn. Bên cạnh đó bên trong các loại thực phẩm này đều  có thể chứa rất nhiều những chất phụ gia như hàn the, chất tẩy trắng,…. gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Hạn chế ăn kèm với các loại thịt đỏ và nước hầm xương.

Bên trong các loại thịt đỏ chứa rất nhiều các chất béo bão hòa mà khi ăn kết hợp với các loại thực phẩm như bún, miến sẽ rất dễ làm tăng lượng đường huyết trong máu một cách đột biến sau khi ăn. Bên cạnh đó, nước hầm xương có thể nói là một loại nước hầm thường được sử dụng để ăn bún, miến,… Tuy nhiên nước hầm xương luôn được nấu rất lâu, điều này làm cho các chất béo không lành mạnh như là chất béo chuyển hóa được dễ dàng sinh ra. Vì vậy những người bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng các loại thực phẩm kiểu này để đảm bảo sức khỏe. 

Người bị bệnh tiểu đường có nên dùng nước hầm xương không
Người bị bệnh tiểu đường có nên dùng nước hầm xương không

Ăn kèm nhiều loại rau, củ quả.

Có thể nói rằng các loại thực phẩm như bún, miến, mì tôm gần như không chứa chất xơ mà đây lại là một trong số những nguyên nhân làm tăng khả năng hấp thụ đường glucose tại niêm mạc ruột và khiến cho lượng đường trong máu tăng lên đột ngột sau khi ăn. Mà những chất xơ lại có khả năng làm chậm lại quá trình tiêu hóa giúp cho quá trình này cũng được làm chậm lại nhờ đó mà lượng đường được duy trì ở mức ổn định.

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều rau, củ, quả không
Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều rau, củ, quả không

Làm thế nào để người bị bệnh tiểu đường có thể ăn được bún, miến, mì tôm mà không tăng đường huyết.

Có thể nói những người bị tiểu đường thường áp dụng một chế độ ăn khoa học để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể và đảm bảo sức khỏe. Họ có thể sử dụng những loại thực phẩm như bún, miến, mì tôm thay thế cho cơm. Tuy nhiên những loại thực phẩm này nếu không ăn kèm với các loại rau, củ quả thì không nên ăn. Bởi đây đều là những loại thực phẩm làm tăng lượng đường huyết trong máu nhanh sau khi ăn. Vì vậy một cách để có thể sử dụng các loại thực phẩm này mà không gây tăng đường huyết thì nên ăn kèm nhiều các loại rau, củ, quả hoặc các thực phẩm chứa nhiều các chất xơ để giúp hạn chế việc tăng lượng đường huyết nhanh trong cơ thể.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường.

Để kiểm soát được lượng đường nạp vào trong cơ thể và duy trì lượng đường huyết trong máu ở một mức ổn định những người bị tiểu đường cần có một chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh để đảm bảo được sức khỏe. Để làm được điều đó thì người bị tiểu đường cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng các thực phẩm thay thế cơm như gạo lứt, ngũ cốc, khoai lang,…
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm như cá, trứng,…
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng muối nhiều.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường tinh chế và hấp thụ nhanh.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia,…

Ngoài chế độ ăn uống tuân thủ các nguyên tắc sau thì các bệnh nhân tiểu đường cũng nên kết hợp với những chế độ tập luyện để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, việc tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe là hết sức cần thiết để nắm được tình hình sức khỏe và bệnh lý để kịp thời điều trị nếu có những dấu hiệu bất thường xảy ra.

Một số dược liệu hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Có thể nói, đa phần những bệnh nhân bị tiểu đường thường sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh tuy nhiên từ xa xưa y học cổ truyền cũng đã có những vị thuốc, phương thuốc giúp điều trị tiểu đường hiệu quả. Dưới đây là một số loại thảo dược có thể điều trị tiểu đường mà bạn có thể biết:

Dây thìa canh.

Dây thìa canh được biết đến là một trong số những loại thảo dược mạnh nhất giúp kiểm soát được lượng đường trong máu tốt. Bởi nó có khả năng giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của một số loại enzym giúp cho các tế bào sử dụng glucose hoặc cũng có thể kích thích sản xuất insulin. Nhờ khả năng này mà ở y học cổ truyền dây thìa canh được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị tiểu đường.

Dây thìa canh có tác dụng như thế nào đối với người bị bệnh tiểu đường
Dây thìa canh có tác dụng như thế nào đối với người bị bệnh tiểu đường

Mướp đắng/ khổ qua.

Mướp đắng/ khổ qua là một trong số những thực phẩm được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như và chữa bệnh tiểu đường. Bơi nó có khả năng kích thích các tế bào sử dụng glucose và ngăn chặn được sự hấp thụ của đường tại ruột. Nhờ vào đó mà các bệnh nhân bị tiểu đường điều trị theo phương pháp đông y được chữa trị một cách hiệu quả và an toàn cho sức khỏe hơn.

Mướp đắng khổ qua có tác dụng gì đối với người bị tiểu đường
Mướp đắng khổ qua có tác dụng gì đối với người bị tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu cho biết ngoài dây thìa canh, mướp đắng/ khổ qua thì vẫn còn rất nhiều những loại dược liệu khác có thể điều trị tiểu đường một cách hiệu quả và an toàn. Những dược liệu ấy có thể kể đến như là nhân sâm, cỏ cà ri,… những loại dược liệu này không chỉ cung cấp rất nhiều chất xơ và vitamin mà nó còn giúp làm chậm đi quá trình hấp thụ carbohydrate cũng như là làm tăng khả năng sử dụng glucose của các tế bào,… Như vậy có thể nó trong đông y có rất nhiều những thảo dược hữu ích trong việc điều trị tiểu đường.

Lời kết:

Qua đây, có thể thấy được phần nào thắc mắc về việc người bị bệnh tiểu đường có được ăn bún, miến, mì tôm không của nhiều người đã được giải đáp. Bên cạnh đó các bạn còn bỏ túi cho bản thân nhiều thông tin bổ ích có thể ứng dụng vào cuộc sống của bản thân. Với những thông tin mà đội ngũ OTV Hitech cung cấp tại bài viết này mong rằng bạn có thể chọn lọc cho mình những thông tin phù hợp và bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *